Trung tâm Văn hoá tỉnh Khánh Hòa có chức năng: Tổ chức các hoạt động văn hoá, tuyên truyền cổ động phục vụ các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; tuyên tuyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
6/29/2012
6/19/2012
Không kì thị với người đồng tính !
“Thiệt thòi này không chỉ xảy đến với những ai xa lạ, mà có thể xảy đến với người thân, bạn bè của bạn”... Những năm gần đây ở nước ta, quan hệ đồng tính ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, số người đồng tính về mặt sinh học (bẩm sinh) chiếm tỷ lệ rất ít, mà đa phần là đồng tính tâm lý (do bạn bè rủ rê, học đòi theo chúng bạn, thử nghiệm lối sống mới).
Xã hội Việt Nam chưa chấp nhận lối sống buông thả của người đồng tính tâm lý, nên họ cảm thấy bị cản trở, ngăn cấm, dồn nén cảm xúc dẫn đến hành vi bạo lực. Bộ phận đồng tính tâm lý cảm xúc rất khác thường, đời sống phức tạp, một số ít có lối sống buông thả. Người đồng tính tâm lý thường có hành động liều lĩnh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Khi hiện tượng quan hệ đồng tính nước ta xuất hiện ngày càng nhiều, mọi người cho rằng họ có tuổi thơ bất hạnh, không được quan tâm chăm sóc của gia đình và ảnh hưởng lối sống của các nước phương Tây. Bản thân người đồng tính không biết phân biệt đúng sai, chính vì thế tình trạng người đồng tính gây tội ác ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có sự quan tâm của xã hội.Tình trạng này đang được báo động và đáng lên tiếng.
Cuộc sống của người đồng tính mang nhiều bi kịch, nhưng bi kịch nhất là tự bản thân họ đẩy mình vào tấn bi kịch đó. Trên thực tế những vụ án liên quan đến người đồng tính không nhiều nhưng nó lại rất nghiêm trọng, khiến dư luận phải bất bình vì sự vụ lợi trong các mối quan hệ đó.
Chắc hẳn chúng ta còn nhớ vụ án cách đây không lâu khi người đàn ông bước vào tuổi ông ngoại, bị chết bí ẩn trong căn nhà gần Hồ Tây (Hà Nội). Điều tra kết luận là ông bị bạn tình giết để cướp xe máy. Một vụ án xảy ra năm 2007 cũng không kém phần nổi tiếng và gây sốc khi mà 4 cô gái cùng giết một tài xế taxi để cướp tài sản, chủ mưu là cô gái chỉ mới bước qua cái tuổi 18. Những hung thủ này biết nhau do cùng cảnh ngộ từ những cuộc chat thâu đêm và kết quả mối tình đồng tính dẫn đến bao tai hoạ. Để có tiền ăn nhậu và phục vụ nhu cầu ngồi đồng Internet họ đã lên kế hoạch rất chi tiết cho hành vi giết người của mình. Cùng năm 2007 thêm một vụ án xảy ra, anh V dù đã vợ nhưng anh vẫn quan hệ đồng tính cùng một người gần nhà. Biết chuyện nên chú anh V đã nhiều lần khuyên nhủ nhưng anh V không nghe mà còn có ý định trả thù vì chú dám cản trở “tình yêu” của mình. Khi chú đang ngủ trong nhà, V đã ra tay tước đoạt đi sinh mạng của chú mình.
Những vụ án trên đều do người đồng tính gây ra. Nguyên nhân là do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Thêm một nguyên nhân mà vô cùng tai hại là những người trẻ tuổi không có lý tưởng sống, chỉ biết đua đòi theo những trào lưu mà không biết phân biệt đúng sai, không có khả năng miễn nhiễm trước những cái xấu.
Sự kỳ thị cộng đồng không chỉ làm cuộc sống của chính những người đồng tính gặp khó khăn, mà có thể làm ảnh hưởng chung đến những người không phải đồng tính và toàn xã hội.
Đồng tính không phải là bệnh và không thể chữa được nhưng ta có thể giúp họ sống tốt hơn. Sự kỳ thị của cộng đồng chỉ làm cho họ bi quan hơn, điều này có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm. Dù họ là ai thì cũng là Con Người, chúng ta cần thông cảm và dành cho họ những ánh nhìn thiện cảm hơn.
Nguồn ảnh: Internet
Một số hình ảnh trong công tác tuyên truyền "Không phân biệt đối xử với người đồng tính" của Đội thông tin lưu động Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa.
6/04/2012
Hội thi Tuyên truyền lưu động "Biên giới và biển đảo Việt Nam" khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ tại Khánh Hòa năm 2012
Tối 19-5 tại TP Nha Trang, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động về “Biên giới và biển đảo Việt Nam”.
Tiết mục sôi động về chủ đề biển đảo của Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: Tiến Thành |
Ban tổ chức trao cờ cho 19 đội tham gia hội thi tuyên truyền lưu động “Biên giới và biển đảo Việt Nam” - Ảnh: Tiến Thành Đ/c Huỳnh Vĩnh Ái-Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia hội thi |
Với những ý nghĩa trên, đội tuyên truyền lưu động các tỉnh, thành phố đã biểu diễn phục vụ nhân dân các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bình Thuận vào ngày 17,18/5/2012. Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc 2012 với chủ đề “Biên giới - Biển đảo Việt Nam ” là sự kiện có qui mô lớn và mang tầm ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các địa phương trong phạm vi cả nước và đây cũng là hoạt động vô cùng ý nghĩa, được tổ chức kịp thời trong bối cảnh đặc biệt về Biên giới và Biển đảo. Là công cuộc tuyên truyền về lòng yêu nước, lòng tự hào và trách nhiệm công dân của mỗi người dân Việt Nam đối với chủ quyền của đất nước. Đây là cuộc ra quân như một sự hội tụ khí thế cách mạng, góp thêm một hành động, một tiếng nói chung vào không khí sôi nổi của hội thi "Biên giới và Biển đảo Việt Nam ” năm 2012.
Sau đêm khai mạc Hội thi vào tối 19/5/2012 tại Quảng trường Trung tâm TP.Nha Trang, các đội tuyên truyền lưu động đã đi biểu diễn phục vụ nhân dân tại 6 huyện, thị của tỉnh Khánh Hòa gồm: Vùng 4 Hải quân, huyện Cam Ranh, huyện Ninh Hòa, huyện Diên Khánh, huyện Khánh Vĩnh và TP. Nha Trang. Tại hội thi lần này đã thấy được sự cố gắng rất lớn của anh chị em làm công tác tuyên truyền đã đầu tư khá công phu trong dàn dựng, bố cục chương trình, phục trang đạo cụ, âm nhạc, hoá trang và thể hiện nội dung tác phẩm khi trình diễn. Những lời ca, điệu múa với chất lượng nghệ thuật tốt đã tôn được chủ đề tuyên truyền của chương trình. Nhiều tiết mục sử dụng chất liệu dân ca, ca ngợi nét đẹp truyền thống quê hương, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế địa phương đã được dàn dựng lồng ghép nhuần nhuyễn với nội dung tuyên truyền nên đã tạo ra hiệu quả thẩm mỹ trong thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Hội thi cũng là dịp để anh chị em làm công tác tuyên truyền được giao lưu, học hỏi trong hoạt động nghề nghiệp.
Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã Quyết định trao tặng 19 Huy chương Vàng, 38 Huy chương Bạc, 19 Giấy khen cho các đơn vị, các tiết mục xuất sắc và trang trí xe diễu hành cổ động trong Hội thi.
Trong khuôn khổ Hội thi, Ban tổ chức còn bố trí 50 xe tuyên truyền lưu động dưới dạng cụm panô di động mang băngrôn, khẩu hiệu tuyên truyền về biển đảo hoạt động liên tục trong thời gian diễn ra hội thi.
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Bình Định biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Bình Dương biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Bình Phước biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Bình Thuận biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Đắk Lắk biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Đồng Nai biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Gia Lai biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Khánh Hòa biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Lâm Đồng biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Lạng Sơn biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Phú Yên biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Quảng Ngãi biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Tây Ninh biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Thừa Thiên Huế biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh TP. Hồ Chí Minh biểu diễn
Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu biểu diễn
Lễ tổng kết và trao huy chương cho các đội tuyên truyền lưu động
Nguồn : Thanh Hương-Hùng Thanh (Cục Văn hóa cơ sở)
Tiến Thành (Tuổi trẻ Online)
Đêm nhạc "Hát về Trường Sa, về biển đảo quê hương"
Đêm nhạc “Hát về Trường Sa, về biển đảo quê hương” - Ấn tượng với những ca khúc mới
(Bao Khanh Hoa) Những ca khúc mới về biển, đảo, về Trường Sa lần đầu tiên vang lên đã lập tức tạo được ấn tượng đẹp trong lòng khán giả. Đêm nhạc “Hát về Trường Sa, về biển đảo quê hương” diễn ra tối 30-5 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh như một bản hợp âm thấm đẫm tình cảm của những người ở đất liền hướng về vùng biển, đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Hưởng ứng cuộc thi sáng tác ca khúc về chủ đề “Trường Sa và biển đảo quê hương Khánh Hòa” do UBND tỉnh phát động, các nhạc sĩ tham dự Trại sáng tác âm nhạc 2012 tại Nha Trang do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức từ ngày 18 đến 30-5 đã cho ra đời nhiều ca khúc mới về Trường Sa và Khánh Hòa. Để giới thiệu những sáng tác đó với công chúng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh, Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng tổ chức đêm nhạc “Hát về Trường Sa, về biển đảo quê hương”. Trong chương trình, bên cạnh những ca khúc đã được nhiều người biết đến như: Gần lắm Trường Sa (Hình Phước Long), Ngôi sao niềm tin - Ngôi sao Hồ Chí Minh (Hình Phước Liên), Nơi đến là Nha Trang (Lê Minh Đạo)…, khán giả còn được thưởng thức những ca khúc mới, lần đầu được công diễn. Các nhạc sĩ đến từ 3 miền đất nước đã cùng hòa nhịp cảm xúc, chắt lọc từng nốt nhạc, con chữ để viết nên những lời ca, điệu nhạc ngọt ngào, thiết tha về vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ca khúc "Nhịp sóng hát" qua phần trình bày của tốp ca nam Câu lạc bộ Ca sĩ trẻ thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh. |
Đến từ TP. Cần Thơ, nhạc sĩ Nguyễn Duy Tiến đã vận dụng chất liệu âm nhạc dân gian của sông nước miền Tây Nam bộ, viết nên ca khúc Tình ca nơi đảo xa. Những giai điệu đẹp của ca khúc đã nhanh chóng chinh phục khán giả qua giọng hát ngọt ngào của cô giáo Thanh Xuân. Những câu ca “Biển lặng sóng tình ru người lính/Sóng ầu ơ tình mẹ yêu thương…” tạo nên xúc cảm da diết về những chiến sĩ đảo Trường Sa. Nhạc sĩ Vũ Duy Cương cũng khai thác chất liệu dân ca khi viết ca khúc Phía ấy Trường Sa. Hình ảnh người chiến sĩ được ông Chánh Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam khắc họa gắn liền với hình ảnh quần đảo Trường Sa: “Trường Sa, Trường Sa/Là bài ca người lính/Ngàn trùng cách xa/Đảo nhỏ vẫn hiền hòa/Bao lời ca, ơi! Trường Sa…”. Đang công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, nhạc sĩ Vũ Thiết - tác giả của ca khúc Nghe câu quan họ trên cao nguyên cũng cho ra đời đứa con tinh thần mang hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa với tên gọi Lời sóng hát. “Sóng vẫn hát những lời của biển/Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa/Đảo nhỏ như trái tim nhịp đập giữa trùng khơi/Bao đời qua, ông cha ta vẫn gắn liền với đảo…”. Mang âm hưởng hào hùng, ca khúc Nhịp sóng hát là sự kết hợp ăn ý giữa phần nhạc của nhạc sĩ Hoàng Anh đến từ Đoàn Nghệ thuật Quảng Trị với phần lời của nhạc sĩ Cát Vận, tác giả các ca khúc Đi dọc Việt Nam, Khúc hành quân trên bán đảo….
Ngoài những ca khúc mới về Trường Sa, đêm nhạc còn giới thiệu một số ca khúc mới về Nha Trang, Khánh Hòa. Sau gần nửa tháng dự trại sáng tác ở Nha Trang, nhạc sĩ Vũ Trọng Tường (đến từ Hà Nội) đã tìm hiểu kỹ những nét đẹp văn hóa hiện hữu bên Tháp Bà Ponagar cổ kính và viết nên ca khúc Tình ca Ponagar. Hình ảnh những cô gái Chăm với vũ điệu Apsara, những vò nước, khung dệt vải lần lượt đi vào ca khúc của ông một cách tự nhiên, đầy mộng mơ. Nhạc sĩ Thụy Kha thì lại tìm nguồn cảm hứng riêng nơi thành phố trẻ Cam Ranh để cho ra đời ca khúc Cam Ranh nghiêng xanh. Bài hát đã thể hiện khéo léo vẻ đẹp nên thơ, hiền hòa của vùng đất Cam Ranh đang trên đà phát triển.
Nhiều ca khúc mới lần đầu trình làng nhưng đã được công chúng đón nhận; đó là tín hiệu vui đối các nhạc sĩ. Khán giả nhanh chóng đón nhận những tác phẩm mới là vì những ca khúc này đã phần nào nói lên được tình cảm sâu sắc của những người ở đất liền về biển đảo, về Trường Sa. “Đêm nhạc hôm nay thật ý nghĩa, bên cạnh những ca khúc đã quen thuộc bấy lâu nay, chúng tôi thật may mắn là những khán giả đầu tiên thưởng thức các tác phẩm mới của các nhạc sĩ viết về Trường Sa. Tuy là sáng tác mới, nhưng tôi thấy nhiều tác phẩm rất xúc động, dễ đi vào lòng người”, anh Nguyễn Hữu Tài (đường 2-4, TP. Nha Trang) chia sẻ.
NHÂN TÂM
Subscribe to:
Posts (Atom)